HiPTers từng có duyên với nghề giáo

Nhân ngày Hiến chương các Nhà giáo 20/11, xin giới thiệu đến độc giả chân dung HiPTers từng có duyên gắn bó với nghề giáo.

Anh Nguyễn Tùng Lâm – Phó Giám đốc Chi nhánh HiPT Tp.HCM

Gia nhập gia đình HiPT Chi nhánh HiPT Tp.HCM chưa lâu nhưng anh Nguyễn Tùng Lâm lại rất “có tiếng” trong ngôi nhà HiPT. Mọi người biết đến anh không chỉ với vai trò là Phó Giám đốc Chi nhánh mà còn là Thạc sĩ của một trường đại học danh tiếng tại Hà Lan chuyên ngành Quản trị chiến lược. Tuy nhiên, một điều hiếm có ai biết, trước khi đến với HiPT, anh từng là giảng viên trường Troy University trường đại học liên kết với Mỹ.

32b3ab21b16cea2e9cd0e792978d8e4529fca91552e9fdbfbepimgpsh_fullsize_distr

Anh Nguyễn Tùng Lâm – Phó Giám đốc Chi nhánh HiPT Tp.HCM bày tỏ, được chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức với các bạn sinh viên là niềm vui, là động lực để anh làm tốt cả việc giảng dạy, cả việc ở HiPT.

Hiện tại anh vẫn đang song song thực hiện 2 công việc, vừa đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Chi nhánh, vừa thỉnh giảng tại Troy. Việc cân bằng giữa 2 công việc không đơn giản nhưng “Được chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức của mình với các bạn sinh viên mang đến cho anh niềm vui và nó cũng là động lực để anh làm tốt cả 2” – anh Lâm chia sẻ.

Nhớ về kỷ niệm lần đầu tiên đứng trước các bạn sinh viên, anh kể lúc đó có chút hồi hộp nhưng cảm giác đó chỉ thoáng qua, còn lại thì thấy phấn khích, hào hứng. Anh nhớ lại, những khi dạy cho các bạn sinh viên mới, một số bạn đã bật khóc do không theo kịp bài giảng của anh bởi anh giảng hoàn toàn bằng tiếng Anh.

“Bây giờ, khi gặp lại, được thấy các bạn sinh viên của mình cách đây 10 năm đang giữa nhiều chức vụ quan trọng ở các công ty lớn, nhiều người thành đạt anh thấy rất vui!”.

Anh Bùi Việt Phong – Trưởng phòng Tư vấn Giải pháp CNTT 

Trước khi làm tại HiPT, từ năm 2001 – 2008, anh Phong từng làm giảng viên tại trường Bách Khoa Aptech và Học viện NIIT.

563695_10151285266338750_1057031746_n

Với anh Bùi Việt Phong, nghề giáo giúp anh nâng cao khả năng diễn đạt, đặc biệt là đứng trước đám đông thuyết trình.

Nói về quãng thời gian làm giảng viên, anh chia sẻ “Công việc giảng dạy cho mình rất nhiều thứ, giúp mình nâng cao kỹ năng mềm như khả năng diễn đạt, trình bày và tự tin đứng trước đám đông. Đặc biệt, cái nghề giáo còn rèn cho mình được tính nhẫn nại.”

Hiện giờ, thỉnh thoảng anh vẫn tham gia giảng dạy khi có thời gian. Anh nhận thấy, việc kết hợp giữa đi làm và đi dạy dù có áp lực về thời gian nhưng cũng có cái hay. “Giảng viên có kinh nghiệm làm việc thực tế sẽ truyền đạt được nhiều kiến thức cần thiết cho sinh viên hơn” – anh nhận định. Và từ việc kết hợp này, anh cũng có cơ hội giới thiệu với sinh viên về HiPT, tạo môi trường thực tập cho họ, thậm chí giới thiệu luôn việc làm tại Công ty  cho sinh viên.

Anh Phạm Văn Sơn – Phòng Mạng (thuộc Trung tâm Kỹ thuật)

Giống như anh Phong và anh Lâm, anh Sơn từng làm giảng viên viên tại Trung tâm đào tạo CNTT Technet.

Khi được hỏi về kỷ niệm khi lần đầu giảng dạy anh chia sẻ “Anh còn nhớ như in cái cảm giác của lần đầu tiên bước lên bục giảng tại trung tâm. Lúc đó anh mới chỉ là trợ giảng và bị dính bẫy của thầy giảng viên chính khi bất ngờ thầy bảo lên giảng mà chưa chuẩn bị gì. Anh lo lắng, hồi hộp lắm, toát cả mồ hôi, chân tay run lẩy bẩy, tim đập thình thịch”.

son

Anh Phạm Văn Sơn (thứ 5 từ phải sang) chia sẻ, nghề giáo đã mang đến cho anh nhiều trải nghiệm thú vị.

Thế nhưng, cũng chính từ công việc dạy học ấy đã giúp anh tự tin truyền đạt kiến thức trong một tháng hướng dẫn người dùng cho Tổng công ty khí Việt Nam PVGas về hệ thống truyền thông UC.

Nhân dịp hiến chương các nhà giáo Việt Nam 20/11, xin chúc các anh có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục cống hiến cho công việc giảng dạy cũng như công việc ở HiPT.

DIỆU EM